Một ngày mùa xuân 2001, từ bàn làm việc ở Trường kinh doanh Havard, tôi ngước lên nhìn và thấy một học viên thạc sĩ kinh doanh MBA tôi khá thích từng học lớp sáng tạo 1999 của tôi đứng ở cửa. Là Frans Johansson. Tôi rất vui khi thấy cậu học viên này, vì khi cậu rời khỏi HBS để theo đuổi một ý tưởng cháy bỏng về một công ty phần mềm daonh nghiệp – chỉ một học kỳ trước khi tốt nghiệp – tôi đã nghĩ cậu sẽ chẳng bao giờ quay lại nữa. Nhưng rồi cậu ấy ở đây, tiếp tục đăng ký học để lấy bằng. Với nụ cười ấm áp đặc trưng, Frans thả cái dáng cao gầy vào ghế và hỏi liệu tôi có thể hướng dẫn cậu trong một dự án nghiên cứu độc lập không ?
Tôi nghĩ rằng, như hầu hết các học viên khác, dự án của cậu sẽ liên quan đến việc lập kế hoạch kinh doanh cho một công ty khởi nghiệp nào đó. Nhưng lần nà không phải. Đề cương của cậu học viên này, theo kinh nghiệm của tôi, hoàn toàn độc đáo. Frans định viết một quyển sách – một qyển sách về sự sáng tạo, ý tưởng này không để cậu yên. Cậu thấy rằng mình phải hành động. Tôi đã viết nhiều sách về sáng tạo, nên cậu hỏi liệu tôi có thể trợ lực cho cậu khi cậu lao vào lĩnh vực mới được không ? Thấy thú vị, nên tôi mời cậu nói thêm
Ý tưởng lớn mà Frans mô tả cho tôi ngày hôm ấy trở thành ý tưởng cốt lõi của quyển sách xuất sắc của cậu, Hiệu ứng Medici : Sự sáng tạo đột phá luôn xảy ra ơ Giao điểm của các lĩnh vực, ý tưởng, con người, và văn hoá khác nhau. Khi Frans bắt đầu ấp ủ ý tưởng này, cậu ấy cứ thấy ” sáng tạo giao thoa” ở khắp mọi nơi. Cậu kể hết chuyện này tới chuyện khác, về những người cậu đã gặp trong khoa học, công nghệ, kinh doanh và ẩm thực, và vô vàn lĩnh vực khác nhau đã có thành quả đột phá khi kết hợp mọi thứ theo những cách có vẻ điên khùng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.